Từ xưa đến nay hàm răng mái tóc luôn là thước đo vẻ đẹp của mỗi người. Ngoài việc nâng cao vẻ đẹp bên ngoài thì một hàm răng đều, trắng sáng hay hàm răng thưa, xỉn màu…còn mang nhiều ý nghĩa về nhân tướng học, vận mệnh cũng như sức khỏe của mỗi người.
Bởi những sự thay đổi về màu sắc của răng không đơn thuần chỉ là do nhiễm màu thực phẩm mà có thể đến từ nguyên nhân khác như răng bị bệnh, răng bị thiếu Flour…Sau đây, bác sĩ Nha khoa Lucas sẽ giúp bạn biết được mối quan hệ giữa màu sắc và sức khỏe của răng hàm nhé!
1. Răng trắng sáng, bóng khỏe
Nếu bạn có hàm răng trắng sáng, bóng khỏe thì chẳng cần lo lắng gì đâu nhé. Điều này chứng tỏ bạn có một hàm răng chắc khỏe và sức khỏe răng miệng của bạn tốt.
Công việc của bạn chỉ cần hàng ngày vệ sinh sạch sẽ, chăm bẵm cho hàm răng, khuôn miệng của mình thật tốt và cẩn thận để răng mãi sáng bóng cũng như để đề phòng tình trạng bệnh lý răng miệng có thể xảy ra.
Nếu cẩn thận hơn thì bạn nên thường xuyên đi khám sức khỏe răng miệng định kỳ để chắc chắn mình luôn có hàm răng khỏe mạnh.
2. Bề mặt răng có màu đốm trắng sáng bất thường
Bề mặt răng có màu đốm trắng sáng bất thường là tình trạng răng và cơ thể thừa Fluor. Tình trạng này thường xảy ra với lứa tuổi trẻ em.
Vì lo lắng cho sự phát triển của con nên nhiều bậc phục huynh cố gắng cung cấp cho con nhiều chất dinh dưỡng, bồi bổ nhiều loại thực phẩm có chứa Fluor để giúp răng miệng con chắc khỏe. Nhiều bà mẹ còn cẩn thận bồi đắp thăm fluor cho con dưới dạng thuốc.
Tuy nhiên, việc thừa Fluor khiến răng miệng của các cháu sớm xuất hiện các đốm trắng li ti nằm rải rắc trên bề mặt răng miệng và có kích thước không đều nhau. Khi tình trạng này xuất hiện không những báo hiệu cơ thể bé quá thừa Fluor mà còn cảnh báo sức khỏe răng miệng của bé đáng gặp vấn đề.
Nếu mẹ không để ý và tình trạng này kéo dài nó sẽ ảnh hưởng tới men răng và chất của răng làm xuất hiện các dấu hiệu tổn thương tới sự phát triển của răng miệng trẻ.
3. Bề mặt răng dày lên và bị ố vàng
Đây rất có khả năng là dấu hiệu của lớp cao răng quá dày làm cho cấu trúc răng phần nào bị thay đổi. Khi mới hình thành, cao răng sẽ có màu trắng ngà như men răng. Nhưng để lâu dài với sự chuyển hóa của nước bọt, vi khuẩn, các loại axit trong nước bọt và thực phẩm sẽ tác động làm cho cao răng chuyển màu thành màu vàng sau đó là màu đen.
Quá trình hoạt động của ổ vi khuẩn nằm trong lớp vôi răng sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe răng miệng. Ban đầu có thể là một số bệnh lý và triệu chứng như: sâu răng, hôi miệng, vàng răng và những cơn đau nhức,…Sau đó là những tổn thương ảnh hưởng tới cấu trúc răng như men răng bị mài mòn, xương ổ răng bị tiêu dần dẫn tới răng bị lung lay.
Chính vì vậy, nếu thấy răng bị ố vàng và có vẻ dày hơn thì bạn nên tới kiểm tra sức khỏe răng miệng để được bác sĩ trợ giúp. Tốt nhất, bạn nên đến nha khoa kiểm tra và cạo vôi răng định kỳ để tránh được hậu quả khôn lường có thể xảy ra nhé!
4. Bề mặt răng bị sỉn đen
Một số trường hợp răng ố vàng nặng trở nên đen sỉn là do các sắc tố trong cơ thể gây ra. Tình trạng này rất có thể đang báo trước cho bạn một số bệnh nội tiết từ bên trong như tim mạch, ung thư…
Màu sắc răng thay đổi chứng tỏ sức khỏe răng miệng bạn đang gặp vấn đề, thế nên tìm đến nha khoa uy tín để được điều trị kịp thời.
Lời khuyên dành cho tất cả mọi người đó là hãy đến nha khoa kiểm tra định kỳ 6 tháng/ 1 lần để kịp thời phát hiện bệnh lý mà răng miệng đang gặp phải, từ đó có cách điều trị kịp thời.
Làm gì để bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất?
Cùng với việc thăm khám nha khoa định kỳ, chúng ta cần duy trì thói quen chăm sóc răng miệng khoa học từ việc đánh răng sạch sẽ mỗi ngày, dùng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn dưa thừa cho đến chế độ ăn uống hợp lý. Có như vậy, bạn mới giữ được hàm răng khỏe mạnh và trắng sáng.
Hi vọng rằng, những kiến thức về màu sắc răng và sức khỏe răng miệng mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hàm răng của mình. Và nếu có dấu hiệu bất thường, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn giải pháp khắc phục phù hợp nhé!