Có thể bạn chưa biết, chỉ cần đánh răng đủ 2 lần/ngày chưa đủ để bảo vệ răng khỏi những tác động xấu từ cả môi trường bên trong lẫn bên ngoài.
Những tác động dù nhỏ trong thói quen sinh hoạt cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới răng miệng, cùng điểm qua một số sai lầm mà nhiều người đang mắc phải khiến răng miệng ngày càng xuống cấp nhé.
1. Đánh răng sai cách, chỉ đánh theo một chiều
Theo một khảo sát mới đây, khoảng 68% người có thói quen đánh răng theo một chiều, đa số là chiều ngang. Thói quen này không những khiến răng bạn bị mòn mà còn gây ảnh hưởng xấu tới nướu.
Thêm vào đó, cách chải răng này sẽ bỏ qua nhiều vị trí trên bề mặt răng như cổ răng, kẽ răng, rãnh nướu… dễ dàng tạo điều kiện cho mảng bám hình thành, tạo vôi răng, gây hôi miệng, viêm lợi và hàng loạt các bệnh lý về răng miệng khác.
2. Đánh răng ngay khi vừa ăn xong
Các axit trong thực phẩm có tác dụng làm mềm men răng, nhất là các thực phẩm có vị chua. Vì thế nếu đánh răng ngay sau khi ăn sẽ dễ dàng làm tổn thương và suy yếu men răng. Từ đó, vi khuẩn dễ tấn công và gây sâu răng nhiều hơn. Thời điểm đánh răng tốt nhất là 30 phút sau khi ăn thì răng mới khỏe mạnh được bạn nhé!
3. Thói quen ăn vặt thường xuyên
Thói quen thường xuyên ăn vặt sẽ khiến hàm răng của bạn lúc nào cũng bám đầy thức ăn. Đây là điều kiện rất lý tưởng cho các loại vi khuẩn sinh sôi và tấn công vào hàm răng của bạn. Đặc biệt là đối với những chiếc răng có dấu hiệu suy yếu thì sẽ càng dễ bị sâu răng hơn.
Bởi vậy, giảm thói quen ăn vật là một việc có lợi cho hàm răng. Và nếu đã ăn vặt rồi thì bạn cũng nên súc miệng bằng nước lã hoặc uống ngụm nước lọc sẽ giúp đánh bay các mảng bám một cách hiệu quả.
4. Ăn sáng xong mà không đánh răng
Ăn sáng xong mà không đánh răng là một trong những thói quen xấu khiến răng ngày càng hư hỏng nặng hơn. Những mảng bám từ thức ăn của bữa sáng sẽ bám trụ vào răng nhiều giờ đồng hồ gây hại cho hàm răng của bạn.
Vì thế, trước khi ăn bạn có thể đánh răng hoặc không đánh răng, nhưng sau khi ăn thì nhất định phải đánh lại, như vậy sẽ giúp hàm răng thêm sạch sẽ. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn ăn sáng bên ngoài và không có điều kiện đánh răng thì nên súc miệng hoặc uống một ngụm nước lọc hoặc sử dụng chỉ nha khoa sau khi ăn cũng là giải pháp hữu hiệu giúp hạn chế thức ăn thừa bám vào men răng gây hại.
5. Sử dụng thực phẩm nóng, lạnh liên tục
Vấn đề sử dụng thực phẩm nóng – lạnh liên tục trong bữa ăn hàng ngày là một thói que xấu mà hầu như chúng ta đều gặp phải. Khi gặp nóng, men răng nở ra và khi gặp lạnh thì men răng sẽ co lại. Do đó, nếu đang ăn nóng mà uống lạnh ngay sẽ khiến men răng co nở đột ngột nên dễ bị nứt tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công. Từ đó sức đề kháng của răng bị giảm làm phát sinh nhiều bệnh về răng miệng, răng dễ sâu răng và đau buốt hơn khi ăn.
6. Uống quá nhiều nước ngọt
Thực phẩm chứa nhiều đường, đặc biệt là nước ngọt có ga có thể dễ dàng tấn công răng của bạn ngay cả khi vệ sinh thường xuyên. Các axit và đường trong đồ uống giải khát sẽ làm yếu men răng, góp phần hình thành lỗ sâu răng, thậm chí là hỏng răng hoàn toàn nếu không biết vệ sinh răng miệng đúng cách. Chính vì thế, thay vì các loại nước ngọt có ga, hãy sử dụng những món nước ít đường và axit như sữa, nước ép trái cây hoặc đơn giản là nước lọc. Nếu không thể từ bỏ ngay được “cơn nghiện” đồ uống có ga thì nên nhớ súc miệng sạch sẽ bằng nước để hạn chế axit tấn công răng miệng bạn nhé.
7. Làm trắng răng không đúng cách hoặc quá thường xuyên
Cách an toàn nhất để làm trắng răng là tìm đến một nha sĩ có trình độ. Nếu tự ý dùng một sản phẩm tẩy trắng răng, bạn cần tìm hiểu kỹ càng và làm đúng theo hướng dẫn, tốt nhất là nên tham khảo ý kiến bác sĩ nha khoa. Nếu không, bạn có thể gặp phải tình trạng dị ứng, gây ra một số vấn đề gây tổn hại đến răng và nướu.
8. Lười đánh răng
Một trong số những thói quen ảnh hưởng xấu tới sức khỏe răng miệng đó là lười đánh răng, điều này không những khiến răng miệng thiếu sạch sẽ mà còn có thể gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng như viêm nướu, sâu răng, nha chu… Lời khuyên dành cho bạn là nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày (trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy), mỗi lần khoảng 2 phút chải để đảm bảo răng được vệ sinh sạch sẽ. Ngoài ra, bạn cũng nên kết hợp dùng chỉ nha khoa để việc bảo vệ sức khỏe răng miệng được hiệu quả hơn.
9. Sử dụng răng như một công cụ
Nhiều người sử dụng răng của họ như là công cụ để mở chai hoặc một túi, cắn xé mác quần áo và có khi là để cắn dây. Răng của bạn không phải sinh ra là để thực hiện các chức năng đó. Điều này có thể có một ảnh hưởng chấn thương trên răng, dễ làm cho răng bị sứt, yếu đi hoặc vỡ. Nó thậm chí còn có thể làm cho răng bị mòn và liên kết kém.
TỔNG KẾT
Răng vốn là một bộ phận quan trọng của cơ thể chúng ta. Nó vừa thực hiện chức năng nhai thức ăn, vừa là một bộ phận có liên quan mật thiết đến vẻ đẹp của khuôn mặt. Vì thế, hãy thay những thói quen xấu trên để có một hàm răng đẹp cũng như tránh được tình trạng răng thưa, xô lệch!